Vitalik phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cách cải tiến blockchain Ethereum

[ad_1]

Vitalik Buterin đã có bài diễn thuyết về blockchain Ethereum tại hội nghị EthCC[7] dành cho các nhà phát triển ở Bỉ với hội trường chật kín 1.100 người tham dự.

Vitalik phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cách cải tiến blockchain Ethereum

Đề xuất cải tiến blockchain Ethereum

Trong bài thuyết trình tại Hội nghị Cộng đồng Ethereum (EthCC) diễn ra ở Brussel (Bỉ), Vitalik Buterin đã có buổi chia sẻ chi tiết về điểm mạnh và điểm yếu của blockchain hợp đồng thông minh lớn nhất cùng hệ sinh thái đồ sộ của nó, bao gồm cả những lo ngại về kiểm duyệt giao dịch cũng như đề xuất tăng “ngưỡng chấp thuận” (quorum threshold) từ 75% lên 80%.

– Điểm mạnh: Buterin cho rằng Ethereum là “hệ sinh thái staking lớn và phân quyền hợp lý”, đồng thời nhận định đây là một cộng đồng quốc tế và trí thức cao.

– Một vài điểm yếu mà theo Vitalik là “hoàn toàn có thể giải quyết được” bao gồm:

  • Yêu cầu staking 32 ETH để trở thành validators mạng lưới khiến cho nhà đầu tư cá nhân gặp khó khăn;
  • Đối với người dùng cá nhân, việc khởi chạy một node khá phức tạp về kỹ thuật.

– Giải pháp được Vitalik Buterin đề xuất để cải thiện điểm yếu:

  • Hãy đơn giản hóa giao thức một cách dễ sử dụng nhất có thể;
  • Đừng cố gắng “nhồi nhét” quá nhiều tương tác hay sự tương thích ngược (backwards compatible) vào giao thức như cách Vitalik Buterin “đã từng suy nghĩ ‘vu vơ’ vào thời điểm mới tạo ra Ethereum”.
  • Áp dụng rộng rãi hơn các Light Client trên toàn bộ lớp cơ sở hạ tầng của Ethereum, đặc biệt bao gồm các ví tiền mã hóa – nên hỗ trợ xác minh zk-EVM, cung cấp hỗ trợ thêm cho các mạng Layer-2.

Lo ngại xảy ra một cuộc “51% Attack”

Bên cạnh đó, “cha đẻ Ethereum” cũng bày tỏ sự lo ngại xảy ra một cuộc “tấn công 51%” (51% Attack hay double spend) vào mạng lưới trong tương lai, kêu gọi mọi người cần chuẩn bị tốt hơn bằng những tình huống kiểm duyệt giả thuyết. 

51% Attack là một hình thức tấn công được thực hiện trên các hệ thống blockchain, trong đó một cá thể hoặc tổ chức nào có nắm giữ được phần lớn quyền kiểm soát mạng lưới có thể làm mạng lưới gián đoạn. Trong quá khứ, những cái tên từng được ghi nhận đã bị dính tấn công 51% kiểu này gồm Ethereum Classic (ETC), Bitcoin SV, Bitcoin Gold, ZenCash (giờ đã đổi tên thành Horizen), Litecoin Cash, Vertcoin và Verge (đến tận 2 lần).

Vitalik cho rằng khi có 51% Attack xảy ra, phản ứng của các validator trung thực (honest node) thường sẽ di chuyển sang một fork khác của blockchain. Kế hoạch hiện tại chủ yếu dựa vào sự đồng thuận xã hội (social consensus), với các thành viên cộng đồng cùng nhau thống nhất về một fork mới. Do đó, Buterin ủng hộ việc tự động hóa và kế hoạch hóa phản ứng này sẽ bảo vệ mạng lưới tốt hơn khi bị 51% Attack.

Tuy nhiên, Buterin cũng thừa nhận không thể khiến 100% mạng lưới tự động chuyển sang một fork mới vì có rất nhiều hạn chế, nhưng nếu “càng tự động hóa được, thì social consensus cần thực hiện càng thấp”.

Có thể thấy, việc nhiều Layer-2 bị chỉ trích về rủi ro bảo mật buộc các nhà phát triển Ethereum gần đây phải nhanh chóng triển khai các giải pháp mới để đảm bảo khả năng xác thực an toàn với tốc độ cao hơn mà vẫn đảm bảo được tính phi tập trung.

Buterin thường xuyên xuất hiện tại EthCC trong những năm qua. Trước buổi chia sẻ ngày hôm nay tại sân khấu chính, Vitalik Buterin cũng có một phiên thảo luận về Pre-Confirmations đề cập đến lợi ích của việc xác thực Slot, ủng hộ rút ngắn thời gian xác thực khối trên Ethereum. Vào năm 2023, ông đã chia sẻ về những thách thức xung quanh Account Abstraction (AA), và trước đó một năm, ông đã nói về Ethereum trước sự kiện The Merge.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!



[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply