Toucan Protocol là gì? Cơ sở hạ tầng cho thị trường Carbon Credit

[ad_1]

Toucan Protocol là gì? Cơ sở hạ tầng cho thị trường Carbon Credit

Giới thiệu

Chống lại biến đổi khí hậu đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu là vấn đề sống còn đối với Trái Đất và sự sinh tồn mỗi chúng ta. Vấn đề này càng trở nên bức thiết trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, khi lượng phát thải khí nhà kính ngày một nhiều.

Theo ước tính của Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus EU (CCCS), Trái Đất năm 2023 tăng 1,48 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tại Thỏa thuận chung Paris năm 2015, gần 200 quốc gia đã đặt mục tiêu là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2,0 độ C và lý tưởng nhất là chỉ tăng 1,5 độ C. Để đạt được mục tiêu này cần giảm 50% lượng khí nhà kính toàn cầu so với mức hiện tại vào năm 2030 và giảm xuống mức 0 vào năm 2050.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu. Nguồn: Berkeleyearth

Đối với một số ngành công nghiệp, việc giảm thải khí nhà kính yêu cầu sự thay đổi lớn về mặt hạ tầng công nghệ đầy tốn kém, vì vậy bên cạnh cải tiến phương pháp thì mua chứng chỉ carbon (carbon credit) để bù đắp là một cách phổ biến để giải quyết vấn đề này.

Cùng với sự phát triển chung của mảnh ghép Real World Asset, các ý tưởng về token hoá chứng chỉ carbon đang được thúc đẩy thực tiễn hoá ngày một nhanh chóng. Tận dụng sức mạnh của blockchain và nền kinh tế crypto, tokenized carbon credit nói riêng và decentralized climate finance sẽ là một phương thức hoàn toàn mới giúp bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.

Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về một trong những dự án đi đầu mảng token hoá carbon credit có tên Toucan Protocol.

Sản phẩm & Mô hình hoạt động

Toucan Protocol là gì?

Toucan Protocol là cơ sở hạ tầng cho thị trường carbon credit trên mạng lưới blockchain. Toucan khởi đầu với mũi nhọn là carbon credit nhưng tầm nhìn của dự án rộng lớn hơn nhiều. Toucan muốn tạo ra một hệ sinh thái tài chính phi tập trung cho các hoạt động bảo vệ Trái Đất.

Giải pháp của Toucan

Bộ giải pháp của Toucan bao gồm 3 thành phần chính: Carbon Bridge, Carbon Pool và Carbon Retirement.

Carbon Bridge

Thông qua Toucan Carbon Bridge các chứng chỉ carbon sẽ được đưa từ đời thực lên on-chain, hoạt động này còn được gọi là tokenization.

Carbon Credit là một tài sản vô hình, nó là các giấy chứng nhận được phát hành và theo dõi bởi các cơ quan có thẩm quyền. Toucan Carbon Bridge kết nối hệ thống theo dõi đời thực này với Toucan Smart Contract, và như thế khi carbon credit được tạo mới hoặc sử dụng nó sẽ được tự động bù trừ trên mạng lưới blockchain và ngược lại.

Quy trình bridge carbon credit của Toucan

Token hoá chứng chỉ carbon giúp nó đạt được nhiều lợi ích khi so sánh với carbon credit truyền thống:

  • Tăng cường tính minh bạch;

  • Khả năng phân chia nhỏ khối lượng;

  • Linh hoạt mua/bán không giới hạn về thời gian và địa lý từ đó cải thiện tính thanh khoản;

  • Đồng bộ hoá tiêu chuẩn giữa các tổ chức phát hành.

Hiện tại, Toucan hỗ trợ bridge chứng chỉ carbon của hai tổ chức là: Puro và Gold Standard.

Carbon Pool

Một rào cản lớn đối trong thị trường carbon credit tự nguyện truyền thống (VCM) là tính thanh khoản. Người mua và người bán khó khăn để gặp nhau, đồng thời nhiều loại chứng chỉ khác nhau tạo nên sự phân mảnh nhu cầu.

Dựa trên những nguyên tắc của thị trường DeFi, Toucan thiết kế hệ thống bể thanh khoản chung cho từng nhóm chứng chỉ carbon cùng thuộc tính từ đó tăng cường tính thanh khoản và hiệu quả giao dịch. Với Carbon Pool, các tổ chức cá nhân có nhu cầu có thể mua/bán carbon credit bất cứ lúc nào và thời gian nào.

Mô hình hoạt động Carbon Pool của Toucan

TCO2 là token đại diện cho các chứng chỉ carbon của các dự án sau quá trình bridge. Những TCO2 token này có các thuộc tính riêng. Bước kế tiếp người dùng tuỳ chọn để đưa TCO2 của họ vào bể thanh khoản chung gọi là Carbon Pool (nếu đủ điều kiện) để nhận lại liquid carbon pool token. Liquid token này có thể được bán trên các sàn giao dịch phi tập trung một cách nhanh chóng.

Ở phía cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng, họ chỉ đơn giản là thực hiện mua liquid token trên các sàn giao dịch, sau đó thông qua Carbon Pool để redeem chứng chỉ cần sử dụng.

Liquid Carbon Pool Token giúp kết nối mọi tài nguyên và người mua/bán với nhau. Từ đó thúc đẩy tính thanh khoản và tăng tốc dòng chảy vốn trong thị trường.

Nếu như trước đây thị trường carbon credit truyền thống chỉ đơn thuần là hoạt động mua/bán giữa những dự án bảo vệ môi trường và đơn vị tiêu chứng chỉ carbon mà có rất ít hoạt động đầu cơ, trading. Liquid carbon pool token của Toucan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động trading, lending trong tương lai.

Carbon Retirement

Đây là hoạt động cuối cùng trong vòng đời của một chứng chỉ carbon. Các doanh nghiệp sẽ tiêu thụ chứng chỉ carbon để bù đắp lại lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình hoạt động.

Thông qua Toucan Dashboard, các doanh nghiệp lựa chọn tiêu thụ chứng chỉ, số lượng này sẽ bị burn vĩnh viễn khỏi cung lưu thông, đồng thời thông qua bridge hai chiều các con số sẽ được ghi nhận ngoài đời thực cho doanh nghiệp và tổ chức phát hành.

Bên trên là toàn bộ các sản phẩm và quy trình hoạt động của Toucan đối với các chứng chỉ carbon từ khi token hoá cho đến lúc tiêu thụ. Hệ sinh thái Toucan được xây dựng chính trên Celo blockchain và đã mở rộng sang mạng lưới Polygon. Trong tương lai, Toucan sẽ tiếp tục mở rộng sang các blockchain công cộng khác hướng tới tầm nhìn multichain carbon market.

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ phát triển của Toucan được giới thiệu là một nhóm các nhà phát triển công nghệ, chuyên gia trong lĩnh vực carbon trên toàn cầu. Nhưng theo trang Linkedin của dự án, các thành viên đặc biệt là những nhà sáng lập chủ yếu đến từ nước Đức.

Đội ngũ phát triển Toucan Protocol

Một số thành viên nổi bật của dự án bao gồm:

  • Raphaël Haupt – Co-Founder & CEO: Anh là một nhà nghiên cứu, người có nhiều kiến thức kinh nghiệm trong cả blockchain và thị trường carbon. Trước khi sáng lập nên Toucan, anh đã từng là thành viên của Deep Science Ventures, Curve Labs. 

  • Anna Morrogh – Co-Founder & COO: Cô đã có kinh nghiệm làm việc tại Youtube, Google ở vị trí marketing lead. Sau đó trải qua các công việc khác cùng lĩnh vực marketing tại crealytics, AllBright, InVision, Multiple Startups trước khi trở thành COO của Toucan.

  • Adam Spiers – Co-Founder & CTO: Là thành viên phụ trách mảng công nghệ của Toucan, anh là người có nền tảng kỹ thuật dày dặn. Các kinh nghiệm của anh bao gồm: systems administrator tại Oxford University, linux consultant tại Lehman Brothers, software consultant tại Novell, software engineer tại SUSE, senior software architect tại Panther Protocol và sau đó là CTO của Toucan.

Nhà đầu tư

Toucan đã kêu gọi thành công vòng seed với số tiền không được tiết lộ bởi Quiet Capital, Eniac Ventures, Obvious Ventures, MCJ Collective, Union Square Ventures, Shine Capital, Draft Ventures và Earthshot Ventures.

Tokenomics

Hiện tại Toucan đang có 2 loại token chính

  • Carbon Credit token – TCO2: là token được tạo ra sau quá trình bridge chứng chỉ carbon từ đời thực lên blockchain, số lượng TCO2 đại diện cho khối lượng carbon credit được token hoá.

  • Carbon Pool token: Là liquid token của TCO2 sau khi người sở hữu deposit vào pool thanh khoản. Với Carbon Pool token này người dùng có thể dễ dàng mua bán trao đổi trong không gian DeFi. Tuỳ vào từng Carbon Pool mà có các loại token khác nhau, như BCT, NCT, CHAR.

Ngoài ra chưa có thông tin về việc phát hành token quản trị.

Lời kết

Toucan là một trong những dự án đi đầu trong lĩnh vực tạo lập thị trường carbon credit trên không gian DeFi. Đội ngũ phát triển đều là những người có kinh nghiệm trong cả lĩnh vực blockchain và carbon credit tại thị trường truyền thống. 

Theo dự phóng của Toucan, thị trường carbon credit hiện tại mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu. Mục tiêu tăng trưởng của thị trường carbon tự nguyện đến năm 2050 gấp khoảng 100 lần so với hiện tại.

Cùng với sự phát triển chung của mảnh ghép RWA và sự bức thiết trong vấn đề bảo vệ môi trường sống, carbon credit tokenization sẽ là một mảnh ghép có nhiều không gian phát triển.

Hy vọng bài viết trên đây giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết không được xem là lời khuyên đầu tư, Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn.

[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply