Tokenomics Research #15: Perpetual Protocol (PERP)

[ad_1]

Tokenomic Research #15: Perpetual Protocol (PERP) – Thay đổi hoặc chết?

1. Tổng quan về giao thức

Perpetual Protocol là một giao thức phái sinh phi tập trung được xây dựng trên Ethereum. Đây được xem là một trong những dự án đời đầu của DeFi. Dự án cho phép các bên thứ ba có thể phát hành các hợp đồng tương lai không kỳ hạn và cho phép người dùng có thể giao dịch trên đó một cách phi tập trung.

Hiểu một cách đơn giản, Perpetual Protocol chính là phiên bản phi tập trung của sản phẩm Binance Futures, là đối thủ cạnh tranh của các dự án như dYdX hay GMX.

2. Cơ chế hoạt động của giao thức

Cơ chế ban đầu của Perpetual  bao gồm hai phần chính:

  • Virtual Automated Market Makers (Virtual AMMs): Một mô hình tạo lập thị trường tự động ảo (AMM) được lấy cảm hứng từ Uniswap.

  • Liquidity Reserve: Dự trữ thanh khoản để thế chấp cho Virtual AMMs.

Mình sẽ nói sâu hơn một chút về vAMM:

Các DEX kết nối người mua và người bán thông qua Liquidity Pool. Liquidity Pool cho phép người dùng Swap Token một cách phi tập trung và không bị quản lý bởi bên thứ 3, công nghệ này được gọi là AMM (Automated Market Maker).

Mặc dù đây là một ý tưởng khá hay, nhưng các AMM chủ yếu phục vụ cho Swap token và không thể áp dụng được cho các hợp đồng tương lai không kỳ hạn.

Vì vậy, Perpetual Protocol đã tạo nên Virtual Automated Market Maker (Virtual AMM): Về cơ bản nó sử dụng công thức x * y = k giống như Uniswap, với một số đặc điểm chính như sau:

  • vAMMs được dùng làm cơ chế để tính toán xác định giá cả, không phải là swap token.

  • Không có assets thực được lưu trữ bên trong chính vAMMs. Assets thực được lưu trữ trong Pool khác và được quản lý bằng Smart Contract.

  • Không cần liquidity provider cung cấp thanh khoản cho vAMMs.

  • “k” có thể được điều chỉnh thủ công.

Trong thời gian qua, Perpetual Protocol đã có khá nhiều thay đổi trong cơ chế hoạt động, mình sẽ phân tích chi tiết ở phần sau.

3. Tokenomics của đồng PERP

Thông tin tổng quan

  • Tổng cung tối đa: 150 triệu token

  • Tổng cung lưu hành (10/04/2024): 72,6 triệu token

  • Vốn hoá lưu hành (10/04/2024): 106 triệu USD

Phân bổ token ban đầu

Tương tự như các dự án DeFi 1.0, Perp cũng dành khá nhiều token làm phần thưởng khuyến khích Liquidty Provider và User ban đầu để phát triển hệ sinh thái. Điều này cũng khiến cho dự án đi vào “vết mòn” của các sản phẩm DeFi 1.0: chịu ảnh hưởng lớn của sự lạm phát token trong thời gian dài sau khi ra mắt sản phẩm.

Lịch trình trả token

Tiến độ trả token PERP – Nguồn: Cryptorank (10/04/2024)

Theo dữ liệu từ Cryptorank, phần allocation của Team, Strategic Round Seed Round (những người sở hữu token ở giá rất rẻ) đều đã được trả xong hết. Đây là thời điểm mà việc sở hữu token quay trở lại mốc “công bằng” cho cả retail investor.

Công dụng của token

Ban đầu, PERP được thiết kế với 2 ứng dụng chính:

  • Staking: PERP holders có thể stake PERP trong Staking Pool để nhận Staking Reward (PERP) và một phần phí giao dịch (50% phí giao dịch sẽ được chia sẻ cho Stakers, 50% còn lại sẽ được gửi vào quỹ bảo hiểm). Ngược lại, các PERP holders cũng gánh chịu một phần rủi ro vì PERP Token trong Staking Pool có thể sẽ được dùng như quỹ bảo hiểm khi có xảy ra các tổn thất ngoài ý muốn.

  • Governance: Ngoài ra, PERP Token còn được dùng để quản trị hệ sinh thái Perpetual Protocol trong tương lai.

Sau đó, để tăng use case cho PERP và giữ chân holder, dự án đã cho phép holder có thể staking PERP, nhận vePERP để được chia sẻ một phần lợi nhuận từ giao thức thông qua chương trình Lazy River 2.0. Bên cạnh đó, holder cũng có thể tiếp tục khoá vePERP để gia tăng phần thưởng nhận được.

3. Tình hình hoạt động của giao thức

Về Tổng tài sản khoá trong giao thức (TVL), hiện tại Perpetual Protocol chỉ có khoảng gần 7,4 triệu USD TVL, con số vô cùng khiêm tốn nếu đặt cạnh 557 triệu USD của GMX hay 506 triệu USD của dYdX.

So sánh giữa Perpetual với các giao thức đối thủ cạnh tranh. Nguồn: TokenTerminal (10/04/2024)

Anh em có thể thấy Perpetual đang tỏ ra hụt hơi khá nhiều trong cuộc đua giữa các Derivatives Protocol. Mặc dù có lợi thế phát triển sớm và đi đầu ngách, tuy nhiên hiện tại giao thức đã không thể duy trì được sức cạnh tranh và bị các đối thủ bỏ khá xa về cả khối lượng giao dịch, Fees, Revenue hay Active user.

4. Những cập nhật quan trọng

Lazy River

Tháng 12/2022, giao thức ra mắt Lazy River 2.0: đây là chương trình do giao thức phát triển nhằm phân phối lợi nhuận (dưới dạng USDC) giao thức thu được cho những người nắm giữ vePERP.

Có hai điều kiện để kích hoạt phân bổ phí giao dịch bằng USDC :

  1. Ngưỡng quỹ bảo hiểm (Insurance Fund) được đáp ứng (trong đó ngưỡng được tính bằng 10% lãi suất mở trung bình trong 30 ngày trên tất cả các thị trường), được hiển thị trên Lazy River 2.0 và sẽ được cập nhật 30 ngày một lần.

  2. Doanh thu giao thức là dương , trong đó doanh thu giao thức được xác định bằng quỹ bảo hiểm trừ đi số dư kích hoạt. Doanh thu giao thức dương khi số dư quỹ bảo hiểm tăng hàng tuần. Số dư kích hoạt là số dư của quỹ bảo hiểm tại mỗi lần chụp nhanh, được cập nhật hàng tuần.

4.2. Perp V3

Đây được xem là bản cập nhật quan trọng của giao thức, với hai cải tiện trọng tâm:

Nâng cao trải nghiệm của người dùng

– Nâng cao bảo mật: Perp V3 giới thiệu ví bảo mật sinh trắc học – tương tự như bảo mật vân tay hoặc FaceID, được hỗ trợ bởi Passkey tiêu chuẩn. 

– Trải nghiệm tích hợp liền mạch: Với V3, người dùng có thể truy cập Web3 dễ dàng như đăng nhập bằng email hoặc tài khoản mạng xã hội (hỗ trợ trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động). Anh em sẽ không còn cần cài đặt tiện ích trình duyệt hay ký phê duyệt cho từng giao dịch như trước đây. Perp V3 sẽ đưa trải nghiệm DeFi gần như tương tự trên CEX.

All-in-one: Perp V3 định hướng sẽ không chỉ là một sàn giao dịch mà tiến đến trở thàn một trải nghiệm tiền điện tử hoàn chỉnh. Bên cạnh việc tăng đòn bẩy lên tới 50 lần và cung cấp một loạt công cụ nâng cao (lệnh giới hạn, chốt lời, dừng lỗ, v.v.), V3 còn cung cấp các sản phẩm cho phép người dùng nhận yield (rủi ro thấp).

Smart Liquidity Framework: cải cách về thanh khoản

Đầu tiên, anh em cần nắm được cơ bản kiến trúc Framework. Ở cấp độ cao, nó bao gồm Router Layer (Bộ định tuyến), Pricing Mechanic Layer (các cơ chế định giá) và Settlement Layer (lớp thanh toán).

Nguồn: Perpetual Protocol

Router Layer

Tương tự như các nền tảng 1inch hay Uniswap, Router Layer tự động chọn chiến lược giúp người dùng nhận được mức giá tốt nhất. Các tổ chức/cá nhân có thể tự chạy Router riêng của mình mà không nhất thiết phải dùng Router sẵn có của dự án.

Pricing Mechanic Layer

Chiến lược “báo giá” đa dạng là trọng tâm của Perp V3. Các cơ chế này xác định cách cung cấp thanh khoản và ở mức giá nào. Anh em có thể hiểu đây là những cách khác nhau để cung cấp tính thanh khoản có thể lập trình được. Một chiến lược sẽ gồm 2 thành phần là Pricing và Hooks.

– Pricing: là cơ chế “báo giá” để cung cấp thanh khoản, ví dụ: sử dụng Oracle để “báo giá” hoặc sử dụng đường cong định giá trên chuỗi (AMM). 

– Hooks: là một cơ chế tuỳ chọn có thể được thêm vào giúp các chiến lược có thể được nâng cấp thêm (ví dụ: tuỳ chỉnh phí, tuỳ chỉnh kiểu lệnh… tương tự như Uniswap V4).

– Clearing House: lớp thực hiện thanh toán bù trừ, nơi thực hiện mọi thứ. Các chức năng chính của nó bao gồm:

  • Positions: ghi lại người dùng đang nắm giữ vị thế nào và ở mức giá nào

  • Collateral: ghi nhận và giữ an toàn tất cả các tài sản thế chấp

  • Liquidations: kiểm soát việc thanh lý để đảm bảo hệ thống vẫn ổn định và có khả năng thanh toán

Những lợi ích mang lại

– Đối với Liquidity Provider (LP): trước đây, việc cung cấp thanh khoản trên DeFi không dành cho tất cả, vì nhiều rào cản về kỹ thuật, về Impermanent Loss cũng như sự khó khăn trong việc tối ưu lợi nhuận. Với Perp V3, giao thức giải quyết vấn đề này bằng cách triển khai một hệ thống module, cho phép sử dụng các chiến lược thanh khoản khác nhau cho các tài sản khác nhau đồng thời cho phép dễ dàng thêm các chiến lược mới.

Điều này tạo ra một cách cung cấp thanh khoản phù hợp cho người dùng thuộc mọi loại: các tùy chọn dễ dàng có thể được xây dựng cho người dùng mới và thụ động, đồng thời không có giới hạn đối với những gì người dùng chuyên nghiệp có thể xây dựng.

– Đối với Trader: Lợi ích lớn nhất là traders có thể tiếp cận với việc giao dịch có “báo giá” và thanh khoản tốt nhất. Với rất nhiều chiến lược khả thi có sẵn, người dùng có thể coi nó như có nhiều công cụ khác nhau trong hộp công cụ, mỗi công cụ lý tưởng cho một công việc cụ thể. 

Ví dụ: AMM rất phù hợp cho thị trường stablecoin, trong khi đó sử dụng Oracle sẽ tốt hơn trong thị trường giá xuống…

– Đối với bản thân giao thức:

Trước đây, phiên bản Perp V2 còn rất nhiều hạn chế:

  • Uniswap v3 (mô hình thanh khoản cơ bản của Perp v2) đã bị “cố định”, hạn chế khả năng tạo ra các chiến lược sinh lời của LP.

  • Việc chuyển đổi giữa các phiên bản (Perp V1→V2) yêu cầu phải xây dựng lại toàn bộ từ đầu, không được tối ưu hóa cho khả năng mở rộng và tính linh hoạt trong tương lai.

Nhận thức được hai vấn đề này, giao thức đã thiết kế Perp v3 để thoát khỏi những ràng buộc của một mô hình duy nhất và áp dụng một hệ thống module. Kết quả là Perp trở nên dễ thích nghi hơn, có khả năng lặp lại nhanh hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn với cac giao thức đối thủ. Ngoài ra, Perp V3 mở ra hướng chuyển sang xây dựng DApp Chain cho bản thân giao thức mà không cần thay đổi quá nhiều trong tương lai.

5. Dữ liệu on-chain

Theo dữ liệu tại Nansen, trong thời gian gần đây, có một số whale đã gom PERP với một số lượng nhất định:

Nguồn: Nansen (11/04/2024)

Số lượng gom vào từ khoảng 100.000 USD đến khoảng 1,7 triệu USD. Đây không phải là một con số quá lớn, tuy nhiên cũng đáng để chúng ta theo dõi vì vốn hoá của PERP hiện tại cũng chỉ ở mức 100 triệu USD.

Khi sử dụng Etherscan để check top holder, dữ liệu mình nhận được như sau:

Nguồn: Etherscan (11/04/2024)

Đầu tiên, ví số 2 là ví được dùng để phát triển hệ sinh thái và phần thưởng token trong tương lai của dự án. Với số lượng token còn nhiều, việc unlock token nếu không hợp lí sẽ dẫn đến một áp lực bán rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, Perpetual cần có những chiến lược hợp lí như airdrop hoặc tiếp tục gọi vốn cho một phần token này.

Tiếp theo, chúng ta thấy rõ ràng Binance đang là người quyết định đến giá Perp khi ví top 3, 4 đều là ví Binance. Bên cạnh đó, ví số 9 (Binance Labs) vẫn đang hold một lượng PERP với giá trị 4,7 triệu USD. 

6. Tổng kết

Đầu tiên, chúng ta cần đặt ra câu hỏi, tại sao Perpetual Protocol đã chia sẻ doanh thu cho token holder từ lâu nhưng giá token không thực sự bùng nổ, hoàn toàn khác với một giao thức gần đây là Uniswap?

Nguyên nhân rất dễ hiểu, doanh thu của Perpetual Protocol không thực sự hấp dẫn và đủ tiềm năng trong dài hạn. 

Như vậy, mình có thể rút ra một số nhận xét về giao thức Perpetual và token PERP như sau:

  1. Giao thức đang tỏ ra tụt hậu quá lớn so với các đổi thủ về mọi thông số, và họ đã buộc phải có những thay đổi lớn, cụ thể là Lazy River và Perp V3.

  2. Lazy River là không đủ, Perpetual Protocol cần tạo ra nhiều doanh thu hơn, và vì vậy cần nhiều khối lượng giao dịch hơn, nhiều user hơn. Cập nhật Perp V3 có thể giải quyết được câu chuyện này khi nâng cao trải nghiệm người dùng và giúp giao thức có thể thu hút thanh khoản tốt hơn với cơ chế cung cấp thanh khoản mới.

  3. Để đánh giá được sự thành công Perp V3, cách đơn giản nhất là theo dõi TVL, Trading Volume và Fees trên giao thức trong thời gian tới. Đây là key để chúng ta quyết định đầu tư PERP trong trung – dài hạn.

  4. Token PERP có dấu hiệu được “mua vào” ở mức thăm dò. Cuộc chơi lớn vẫn phụ thuộc vào Binance – một tay chơi rõ ràng chúng ta đều biết tiềm năng và khả năng “lái giá” siêu đẳng.

  5. Cá nhân mình cho rằng nếu có thang điểm, PERP sẽ đạt khoảng 6,5/10, tức ở mức là một low cap khá tiềm năng.

Hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo của series Tokenomics Research!

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!

[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply