Silk Road là gì? Chợ đen kỹ thuật số thanh toán bằng Bitcoin

[ad_1]

Trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, Bitcoin luôn là trọng tâm của thị trường tiền mã hoá. Ở khoảng thời gian đầu, khả năng thanh toán xuyên biên giới là tính năng đã giúp Bitcoin trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên, chính nhờ tính năng này đã giúp Silk Road phát triển mạnh mẽ. Vậy Silk Road là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


Silk Road là gì? Tìm hiểu về chợ đen kỹ thuật số thanh toán bằng Bitcoin

Silk Road là gì?

Silk Road là nền tảng chợ đen kỹ thuật số nổi tiếng với các hoạt động tổ chức rửa tiền cũng như giao dịch các chất gây nghiện bất hợp pháp, tất cả những hoạt động đó đều được thanh toán bằng Bitcoin. Silk Road được thành lập và đi vào hoạt động vào năm 2011 và bị FBI đóng cửa vào năm 2013. 

Nhà sáng lập của Silk Road là Ross William Ulbricht hiện đang thụ án với bản án chung thân không ân xá vì vai trò của ông trong Silk Road. Kết thúc cho 1 trong 10 vết nhơ không thể tẩy rửa của thị trường tiền mã hoá.

Có thể bạn quan tâm:

Quá trình hình thành của Silk Road

Kỷ nguyên kỹ thuật số đã mang lại cho con người hàng loạt những tiến bộ trong công nghệ và nhờ đó đã tạo ra những lối sống không tưởng của thế kỷ 21. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể mua hàng thông qua các nền tảng e-commerce và thanh toán bằng tiền kỹ thuật số. Thậm chí, người dùng còn có thể vay tiền thông qua những nền tảng lending, hoạt động ẩn danh bằng các công nghệ ẩn danh dữ liệu.

Tuy nhiên, vì bản chất của lòng tham và mối tương quan giữa thông tin cá nhân và tài chính nên quyền riêng tư của dữ liệu cũng là một vấn đề mà nhiều người quan tâm. Chính vì nhu cầu này mà hàng loạt những quy định và luật đã được triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của người dùng. Nhưng cũng chính những công cụ này khi được sử dụng sai cách sẽ tạo ra những nền tảng như Silk Road. Năm 2011, nền tảng Silk Road được thành lập với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu là chất cấm, tại đây người mua và người bán sẽ gặp được nhau và giao dịch trong khi vẫn giữ được tính ẩn danh của cả hai.

Cấu trúc và sự sụp đổ của Silk Road

Cấu trúc của Silk Road

Silk Road được cấu tạo từ 3 thành phần chủ yếu đó chính là: Công nghệ ẩn danh dữ liệu, nền tảng giao dịch và hệ thống phản hồi tức thì. Thông qua hệ thống chặt chẽ này, Silk Road trở thành thiên đường cho những kẻ buôn chất cấm. Để truy cập vào nền tảng này, người dùng chỉ có thể thông qua một mạng lưới mang tên Tor, nó được sử dụng để ẩn danh dữ liệu người dùng cùng các hoạt động trực tuyến, giao dịch. Bên cạnh đó, nền tảng này còn yêu cầu người dùng thanh toán bằng tiền mã hoá, từ đó tối đa hoá khả năng bảo mật nhân dạng của người dùng.


Cấu trúc của Silk Road

Toàn bộ người dùng của nền tảng đều sẽ được ẩn danh, vì thế các hoạt động buôn bán chất cấm diễn ra vô cùng sôi nổi và liên tục. Phần nhiều vì tất cả các địa chỉ IP đều không thể bị truy ngược nhờ vào mạng Tor. Bên cạnh đó, hệ thống phản hồi của Silk Road hoạt động khá tốt, những người mua sẽ để lại phản hồi sau khi nhận được hàng và được Silk Road sử dụng để loại bỏ những người bán gian lận.

Sự sụp đổ của Silk Road

Silk Road sụp đổ sau khi FBI cùng DEA nhận thức được sự tồn tại của nền tảng này và vào cuộc điều tra. Dù mạng lưới Tor là một trong những trở ngại vô cùng lớn đối với các cơ quan này nhưng với tinh thần trấn áp tội phạm, cả 2 cơ quan đã thành công trong việc đóng cửa Silk Road vĩnh viễn và tịch thu một lượng lớn BTC. 

Thông qua việc kiểm tra chéo thông tin cá nhân trên các món hàng khả nghi chuyển liên tục từ Canada đến cùng một địa chỉ tại thành phố San Francisco, Dread Pirate Roberts đã bị lộ danh tính và người đứng sau Silk Road tên là Ross Ulbricht, người này đã bị kết án vào năm 2015 với mức án chung thân không ân xá.

Mỹ và những lần bán BTC tịch thu từ Silk Road

Năm 2014 – 2015, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã bán tất cả 144.336 đồng Bitcoin lấy được từ Silk Road với giá trung bình là 334 USD. Đây có thể được xem là lần đầu tiên mà chính quyền nước này bán Bitcoin thu được từ Silk Road.

Tiếp đó, vào tối ngày 07/11/2022, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố đã tịch thu số Bitcoin được cất giấu bởi một nghi phạm có liên quan đến chợ đen Silk Road. James Zhong, người bị tình nghi là kẻ trộm đã cuỗm đi hơn 50.076 BTC của Silk Road và giấu chúng hơn 10 năm. Sau một cuộc điều tra dài hơi nhằm vào đối tượng này, Zhong đã bị bắt sau khi chính quyền đột kích vào nhà của người này tại bang Georgia, Mỹ.

Khuya ngày 20/06/2023, một giao dịch chuyển BTC đã dấy lên nhiều tranh cãi trong cộng đồng vì có liên hệ với Silk Road và chính quyền Mỹ. Cụ thể, ví bc1qzd8c8h8dcgwuy5zdafdzdce2ap0nayf8v3xrez (được cho là của Silk Road) đã chuyển đi 10 BTC và giữ lại 1.490 BTC.

Trước đó, địa chỉ ví này cũng đã nhận được 0.00000547 BTC (04/2022) từ một ví bị chính quyền Mỹ cáo buộc thuộc về James Zhong. Nhiều đơn vị on-chain cho rằng ví bc1qzd… có liên quan đến vụ việc, vì thế, khi giao dịch chuyển 10 BTC nói trên diễn ra, họ đã thông báo rằng tiền của Silk Road bị chuyển đi.

Cụ thể, theo thông báo được đăng tải bởi Arkham, số tiền chuyển đi trùng khớp với lượng BTC được Mỹ đề cập trong thông cáo bắt giữ James Zhong, điều này đồng nghĩa với việc chính quyền Mỹ đang kiểm soát ví bc1qzd…

Đến tháng 04/2024, một địa chỉ ví được gắn nhãn của Chính phủ Mỹ đã chuyển đi 30.175 BTC. Cụ thể, theo Arkham Intelligence, một giao dịch thử nghiệm đã được thực hiện với trị giá 0,001 BTC từ ví trên và ví nhận được cho là Coinbase Prime. Sau một giờ đồng hồ, ví trên tiếp tục chuyển thêm 1.999 BTC đến cùng một địa chỉ. Theo nhiều nguồn tin, số BTC nằm trong số 50.000 BTC bị tịch thu từ Zhong, đây là động thái mới nhất có liên quan đến địa chỉ ví nắm giữ Bitcoin từ vụ Silk Road của Chính phủ Mỹ, kể từ sau khi bán 9.800 BTC thu về 261 triệu USD hồi tháng 03/2023.

Trước đó 1 tháng, mô típ này cũng đã được áp dụng cho số 15.000 BTC bị thu giữ sau vụ tấn công sàn giao dịch Bitfinex, thoạt đầu, Chính quyền Mỹ sẽ chuyển một lượng nhỏ BTC đến một ví mới để kiểm tra và sau đó là toàn bộ.

Tổng kết

Bên trên là toàn bộ những thông tin liên quan đến Silk Road và những công nghệ mà nền tảng này đã lợi dụng để tiếp tay cho những hành vi mua bán chất cấm. Thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những thông tin tổng quan nhất về Silk Road cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đối với thị trường tiền mã hoá.

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!

[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply