Luật chống rửa tiền của EU ảnh hưởng như thế nào đến ngành crypto?

[ad_1]

Nghị viện Châu Âu đã thông qua dự luật mới, trong đó bao gồm bộ quy tắc thẩm định các công ty crypto nhằm ngăn chặn tình trạng rửa tiền. 

Luật chống rửa tiền của EU mới được thông qua ảnh hưởng như thế nào đến ngành crypto?

Hôm 24/04, Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua một dự luật tăng cường các biện pháp thẩm định và xác minh danh tính của khách hàng, bao gồm các công ty crypto. Theo luật mới này, các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải báo cáo chính quyền các hành vi đáng ngờ liên quan đến vấn nạn rửa tiền. 

Dự luật được Nghị viện Châu Âu thông qua sẽ buộc các công ty cung cấp dịch vụ tiền mã hóa thu thập thêm dữ liệu về người dùng và giao dịch của họ, nâng cao tiêu chuẩn giám sát đối với ví phi lưu ký (non-custodial) và cấm các công cụ tăng cường tính ẩn danh như máy trộn tiền và các token đề cao tính ẩn danh.

Dự luật đang ở những bước cuối cùng trước khi trở thành luật chính thức. Ông Patrick Hansen, Giám đốc Chính sách và Chiến lược EU của Circle, cho biết: “Dự luật sẽ chính thức được Hội đồng EU thông qua và có hiệu lực sau 3 năm”. 

Ông Hansen cho biết trong bài đăng: “Các công ty cung cấp dịch vụ tiền mã hóa cần phải tuân theo các quy trình KYC/AML tiêu chuẩn như thẩm định khách hàng. Điều này không có gì mới vì tất cả các nhà cung cấp dịch vụ sàn giao dịch tiền mã hóa và ví lưu ký ở EU đều phải tuân theo các nghĩa vụ này theo chỉ thị chống rửa tiền hiện hành AMLD5 của Hoa Kỳ”. 

“Các dự thảo trước đó của luật chống rửa tiền đã đề xuất cách tiếp cận chặt chẽ hơn, yêu cầu KYC đối với người khởi tạo hoặc sử dụng ví self-custody. Nhờ những nỗ lực của ngành, cách tiếp cận đối với nhiều lựa chọn rủi ro cuối cùng cũng được thống nhất. Nhìn chung, phiên bản cuối cùng của dự luật là kết quả tuyệt vời cho ngành tiền mã hóa”, Hansen chia sẻ thêm. 

Ông Marina Markevic, CEO của Hiệp hội Thương mại Sáng kiến tiền mã hóa châu Âu, cho biết các quy trình KYC có thể thêm gánh nặng cho người dùng thay vì khuyến khích họ sử dụng công nghệ blockchain. Đối với việc chuyển tiền mã hóa dưới 1.000 euro, nhà cung cấp dịch vụ cần thực hiện KYC cơ bản để xác định người dùng của họ. Đối với các giao dịch lớn hơn 1.000 euro, các biện pháp thẩm định khách hàng sẽ được áp dụng, theo dõi hành vi và danh tính của người dùng dựa trên KYC lâu dài hơn. 

Được biết, luật này sẽ không ảnh hưởng đến các nhà cung cấp dịch vụ đang phát triển phần mềm cho ví không giám sát hoàn toàn mang tính công nghệ, chẳng hạn như MetaMask.

Tháng trước, ông Hansen đã bác bỏ tin đồn luật mới này sẽ cấm các ví crypto ẩn danh giao dịch từ ví self-custody. Luật chống rửa tiền của EU cũng áp dụng các quy định đối với đơn vị cung cấp dịch vụ tiền mã hóa giống với luật MiCA (Dự luật về Thị trường Tài sản Tiền mã hóa) của cơ quan này. 

Tuy không cấm ví crypto ẩn danh, dự luật lại cấm các công cụ cho phép ẩn danh, bao gồm việc niêm yết các token như Monero và Zcash. Điều này cũng được áp dụng với các công cụ trộn tiền số, vốn thường xuyên được hacker sử dụng để tẩu tán tài sản sau các vụ tấn công mạng trong ngành tiền mã hóa.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!



[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply