[ad_1]
Lãi suất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư. Trong đó, lãi suất thả nổi thu hút sự quan tâm đặc biệt vì tính biến động của nó có thể tác động lớn đến việc tối ưu hóa danh mục đầu tư. Vậy lãi suất thả nổi là gì? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về khái niệm cũng như cách tính lãi suất thả nổi qua bài viết dưới đây nhé!
Lãi suất thả nổi là gì? Tìm hiểu về khái niệm cũng như cách tính lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất không cố định, thay đổi theo thị trường dựa trên các chỉ số như lãi suất cơ sở của Ngân hàng Nhà nước hoặc lãi suất thị trường. Lãi suất này được điều chỉnh thường sau mỗi 3, 6 hoặc 12 tháng, thay vì giữ nguyên trong suốt thời hạn vay.
Thông thường, lãi suất thả nổi cao hơn lãi suất cố định, nhưng cũng có trường hợp lãi suất thả nổi tăng cao do sự điều chỉnh của ngân hàng, tùy thuộc vào tình hình thị trường tài chính. Trong đầu tư, lãi suất thả nổi cũng được dùng để định giá và đưa ra các quyết định đầu tư các sản phẩm tài chính như crypto, cổ phiếu, trái phiếu hoặc các sản phẩm dựa trên nợ.
Cách tính lãi suất thả nổi và cách áp dụng thực tế
Lãi suất thả nổi được tính theo công thức sau:
Trong đó:
– Lãi suất cơ sở: Đây là loại lãi suất do ngân hàng trung ương hoặc các tổ chức tài chính quy định. Nó được dùng để xác định mức lãi suất cho vay sau khi ngân hàng điều chỉnh. Lãi suất cơ sở có thể dựa trên lãi suất tiền gửi tiết kiệm, lãi suất thị trường liên ngân hàng hoặc các chỉ số khác.
– Biên độ lãi suất: Đây là tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất gửi tiền tại ngân hàng trong cùng một thời điểm. Nói cách khác, đây là mức chênh lệch giữa lãi suất mà ngân hàng thu được từ các khoản cho vay và lãi suất mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền. Biên độ lãi suất được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.
Thông thường, đối với mỗi khoản vay, lãi suất sẽ được cố định trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ chuyển sang lãi suất thả nổi.
Cách tính lãi vay theo lãi suất cố định:
Cách tính lãi vay theo lãi suất thả nổi:
Ví dụ: Khách hàng A vay 100 triệu đồng từ ngân hàng với kỳ hạn 12 tháng. Trong 3 tháng đầu tiên, lãi suất cố định là 1%/tháng. Từ tháng thứ 4 trở đi, lãi suất thả nổi được áp dụng là 1,25%/tháng. Vậy tổng nợ mà khách hàng cần phải trả sau khi đến kỳ hạn 12 tháng là bao nhiêu?
Cách tính:
– Bước 1: Tính lãi suất trong 3 tháng đầu:
– Bước 2: Tính lãi suất thả nổi từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 12:
-
Lãi suất hàng tháng = 100.000.000 x 1,25% = 1.250.000 đồng.
-
Tổng lãi suất từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 12 = 1.250.000 x 9 = 11.250.000 đồng.
– Bước 3: Tính tổng lãi suất trong 12 tháng:
– Bước 4: Tính tổng nợ cần phải trả:
Vậy, tổng nợ cần phải trả của khách hàng trong 12 tháng là 114.250.000 đồng.
Lưu ý: Cách tính toán trên chỉ là một ví dụ đơn giản. Trong thực tế, việc tính toán lãi suất phức tạp hơn nhiều vì những khoản vay sẽ có đáo hạn khác nhau và lãi suất thả nổi sẽ thay đổi theo các đợt khác nhau.
So sánh lãi suất cố định và lãi suất thả nổi
Lãi suất cố định |
Lãi suất thả nổi |
|
Định nghĩa |
Là lãi suất được xác định từ trước và không thay đổi trong thời gian vay. |
Là lãi suất thay đổi theo thời gian và được điều chỉnh dựa trên các chỉ số thị trường tài chính. |
Độ ổn định |
Ổn định và không thay đổi trong suốt thời gian vay. |
Không ổn định và có thể thay đổi theo biến động của thị trường tài chính. |
Có thể dự đoán |
Có thể dự đoán được khoản lãi phải trả vì lãi suất không thay đổi trong suốt kỳ hạn vay. |
Không thể dự đoán lãi vay phải trả trong tương lai vì lãi suất thả nổi thay đổi định kỳ. |
Chi phí |
Thường có chi phí cao hơn so với lãi suất thả nổi. |
Thường có chi phí thấp hơn so với lãi suất cố định. |
Rủi ro |
Không có rủi ro khi có biến động thị trường. |
Có rủi ro khi thị trường biến động và lãi suất tăng lên. |
Những yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi
– Lạm phát: Lạm phát là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến lãi suất thả nổi. Khi lạm phát tăng cao, các ngân hàng thường tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn đến lãi suất thả nổi cũng tăng lên. Ngược lại, khi các ngân hàng muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, họ có thể giảm lãi suất, làm cho lãi suất thả nổi giảm theo.
– Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế chung cũng có ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất thả nổi. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vay vốn tăng cao, cho phép các ngân hàng tăng lãi suất. Ngược lại, trong thời kỳ suy thoái, nhu cầu vay vốn giảm, gây áp lực làm giảm lãi suất.
– Lãi suất cơ sở: Lãi suất cơ sở là mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định và áp dụng cho các ngân hàng thương mại. Sự thay đổi của lãi suất cơ sở ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vay vốn của các ngân hàng thương mại, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi mà họ áp dụng cho khách hàng.
– Nhu cầu vốn: Nhu cầu vốn trên thị trường cũng ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi. Khi nhu cầu vay vốn tăng cao, các ngân hàng có thể tăng lãi suất để thu hút tiền gửi và các nguồn vốn khác, bù đắp chi phí vốn và đảm bảo lợi nhuận.
Tổng kết
Hy vọng với bài viết trên, Coin68 đã giúp người dùng hiểu rõ hơn về lãi suất thả nổi cũng như về cách tính. Lãi suất thả nổi cũng là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đo lường và quản trị danh mục đầu tư khi các nhà đầu tư có sử dụng các khoản vay để tối ưu danh mục.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này.
[ad_2]
Source link
Comments (No)