[ad_1]
Goldman Sachs được cho là có kế hoạch khởi chạy ba dự án token hóa vào cuối năm nay, tập trung vào thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu.
Goldman Sachs có kế hoạch ra mắt 3 quỹ token hóa trong năm nay
Goldman Sachs được báo cáo là đang tiến vào lĩnh vực tiền mã hóa, với kế hoạch của ngân hàng 150 tuổi này là ra mắt ba dự án token hóa vào cuối năm 2024. Fortune là đơn vị đầu tiên đăng tải tin tức này, dẫn lời Giám đốc mảng Tài sản Kỹ thuật số toàn cầu của Goldman, Mathew McDermott.
Mặc dù thông tin chi tiết về 3 quỹ token hóa này còn hạn chế, nhưng theo báo cáo, một quỹ sẽ nhắm vào lĩnh vực quỹ của Hoa Kỳ, trong khi một quỹ khác sẽ tập trung vào thị trường trái phiếu Châu Âu. Công ty cũng được cho là đang lên kế hoạch tạo ra một marketplace cho các tài sản được token hóa.
Goldman Sachs to launch three tokenization projects by end of year, says digital assets chief. https://t.co/8nqj6pv7xl
— FORTUNE (@FortuneMagazine) July 10, 2024
Các công ty đối thủ như BlackRock, Franklin Templeton và Fidelity gần đây đều đã tham gia vào lĩnh vực token hóa Real World Asset – RWA:
- BlackRock (sử dụng Ethereum) ra mắt quỹ BlackRock USD Institutional Digital Liquidity (BUIDL), để rồi vượt mốc 500 triệu USD vốn hóa trở thành quỹ token hóa lớn nhất thế giới hiện tại;
- Franklin Templeton (sử dụng Stellar, Polygon) đã ra mắt một quỹ on-chain trả lãi suất và token BENJI liên quan tách biệt.
- Fidelity International token hóa các cổ phiếu trong một quỹ thị trường tiền tệ (MMF) trên mạng blockchain riêng dựa trên Ethereum của JPMorgan là Onyx Digital Assets;
Không giống như các đối thủ cạnh tranh nêu trên, McDermott cho biết Goldman Sachs chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các mạng lưới blockchain được cấp phép – thay vì các blockchain hoàn toàn phi tập trung như Ethereum – do lo ngại về quy định pháp lý. Công ty lần đầu tiên bắt đầu làm việc với các mạng blockchain được cấp phép vào năm 2021.
Theo số liệu từ rwa.xyz, giá trị thị trường của các trái phiếu kho bạc được token hóa đã tăng từ 776 triệu USD lên 1,81 tỷ USD kể từ đầu năm nay.
McDermott từ lâu đã là người ủng hộ chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là blockchain. Người kỳ cựu 19 năm của gã khổng lồ Phố Wall này đã giúp thành lập bộ phận giao dịch tài sản kỹ thuật số của công ty vào năm 2021 và dẫn đầu các nỗ lực giới thiệu các sản phẩm giao dịch phái sinh tiền mã hóa được thanh toán bằng tiền mặt.
Quan điểm của ông hoàn toàn trái ngược với Giám đốc Đầu tư của Goldman Sachs Wealth Management, Sharmin Mossavar-Rahmani, người cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal vào tháng 4 rằng bà không thấy nhu cầu của khách hàng đối với tiền mã hóa. Mossavar-Rahmani thậm chí còn chỉ trích ngành crypto “đạo đức giả” và lên án những người ủng hộ tiền mã hóa.
Trong quá khứ, Goldman Sachs là ngân hàng đầu tiên ở Mỹ cung cấp dịch vụ OTC tiền mã hóa. Bắt đầu từ năm 2021, họ đã ra mắt sản phẩm giao dịch futures Bitcoin cho CME Group từ đó mở cửa cho khách hàng tiếp xúc với loại hình quỹ ETF. Bên cạnh đó, Goldman Sachs vẫn đang để mắt, xem xét khả năng mua lại hoặc đầu tư vào các công ty crypto đã sụp đổ.
Nhiều gã khổng lồ tài chính Mỹ khác tuy xuất phát muộn hơn nhưng đã không ngừng lấn sang sân chơi tiền mã hóa trong thời gian qua. Đơn cử, J.P. Morgan Chase ra mắt nền tảng blockchain của riêng mình vào năm 2020; Citigroup đang thử nghiệm mã hóa quỹ tư nhân lên blockchain.
Coin68 tổng hợp
Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!
[ad_2]
Source link
Comments (No)