DTTC không cho phép dùng ETF Bitcoin làm thế chấp

[ad_1]

Ảnh hưởng của việc DTTC không cho phép dùng ETF Bitcoin làm thế chấp có thể không tiêu cực như nhiều người lầm tưởng. Tuy vậy, ngày 26/04 tiếp tục chứng kiến dòng tiền ảm đạm từ các ETF.

DTTC không cho phép dùng ETF Bitcoin làm thế chấp – BlackRock 3 ngày liên tiếp “đứng im”

Ngày 27/04/2024, cộng đồng tiền mã hóa xôn xao trước tin tức Công ty Ủy thác và Thanh toán Bù trừ Lưu ký Hoa Kỳ (DTTC) ký biên bản không cho phép các tổ chức sử dụng ETF crypto làm tài sản thế chấp.

Cụ thể hơn, ETF hay bất kỳ công cụ nào có sử dụng BTC hoặc các đồng crypto khác làm tài sản cơ sở thì sẽ bị áp dụng 100% haircut.

Thuật ngữ haircut ở đây đề cập đến sự khác biệt giữa giá trị thị trường và giá trị tài sản đảm bảo của một tài sản. Nói đơn giản, nếu bạn dùng một ngôi nhà có giá trị thị trường 100.000 USD làm tài sản thế chấp để vay tiền. Mức haircut 30% nghĩa là ngân hàng chỉ đánh giá giá trị của ngôi nhà này là 70.000 USD.

Haircut đảm bảo cho bên cho vay ít chịu rủi ro biến động giá hơn. Haircut còn giúp giảm rủi ro hệ thống khi hạn chế sự tiếp xúc của các tổ chức tài chính với nhau.

Khi đó, nhìn về thông báo mới nhất của DTTC, có thể thấy đây là tín hiệu có lợi cho thị trường nhiều hơn là có hại.

Một chuyên gia giải thích:

“Thông báo của DTTC liên quan đến việc sử dụng tài sản thế chấp nào để tính toán hạn mức tín dụng, nhằm xử lý bù trừ với DTTC. Nhiều chứng khoán khác cũng có haircut 100%, cổ phiếu nào giá dưới 5 USD cũng đều có haircut 100%.

Còn việc sử dụng ETF crypto để cho vay và thế chấp với các nhà môi giới thì không bị ảnh hưởng, mà chỉ phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro của nhà môi giới.”

Nhìn chung các chuyên gia tài chính đều khẳng định đây không phải là tin tức tiêu cực gì cả, khuyên cộng đồng không cần quá hoảng loạn.

“Đây giống như là tin tức bullish cho thị trường vậy, vì điều này buộc các công ty có quỹ ETF hiện nay như BlackRock, Fidelity,… phải giữ nhiều BTC spot hơn để phục vụ nhu cầu của khách hàng.”

Các tổ chức lớn sẽ không thể dùng ETF crypto để đi vay thêm tài sản khác, từ đó hạn chế rủi ro giá BTC biến động làm ảnh hưởng đến khoản vay. Xa hơn, sẽ không gây ra rủi ro liên đới đến nhiều tổ chức khác qua các mạng lưới vay-cho vay chồng chéo.

Trong khi đó, thị trường ETF ngày giao dịch cuối cùng của tuần (26/04) lại tiếp tục chứng kiến dòng vốn ảm đạm. Theo Farside, IBIT của BlackRock ghi nhận ngày thứ 3 liên tiếp có dòng tiền bằng không.

Nguồn: Farside

FBTC của Fidelity và BITB của Bitwise có dòng vốn âm lần lượt là -2,8 và -3,8 triệu USD. Áp lực bán xả từ GBTC của Grayscale vẫn còn đó với -82,4 triệu USD. Trong 10 quỹ ETF đang giao dịch trên thị trường chỉ có mỗi ARKB của ARK 21Shares có inflow dương 5,4 triệu USD.

Như vậy, ngày giao dịch 26/04 (theo giờ địa phương) chứng kiến dòng tiền chảy ra tổng cộng là 83,6 triệu USD. 

Tình trạng ảm đạm của các ETF phản ánh trực tiếp vào giá BTC. Đồng coin vua chỉ dao động quanh 63.100 USD, không biến động nhiều so với 1 ngày trước.

Đồ thị 1H của cặp BTC/USDT trên sàn Binance vào lúc 11:30 AM ngày 27/04/2024

ETH cũng có hiệu suất tương tự, chỉ trao tay ở mức 3.127 USD.

Đồ thị 1H của cặp ETH/USDT trên sàn Binance vào lúc 11:30 AM ngày 27/04/2024

Nhưng BTC giảm ít thì các đồng Altcoin lại dump mạnh, nhiều đồng tiếp tục ghi nhận đà giảm lên đến hai chữ số. Toàn thị trường đổ máu.

Biến động các đồng tiền mã hóa hàng đầu thị trường vào 11:30 AM ngày 27/04/2024

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!



[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply