bitFlyer muốn mua lại chi nhánh Nhật Bản của FTX

[ad_1]

bitFlyer đang đàm phán và dự kiến chi tới hàng tỷ Yên để mua lại 100% cổ phần FTX Japan, đồng nghĩa với việc tiếp quản tất cả tài khoản khách hàng từ FTX Japan.

bitFlyer muốn mua lại chi nhánh Nhật Bản của FTX

Theo truyền thông địa phương NHK NEWS, chi nhánh Nhật Bản của sàn giao dịch tiền mã hóa đã phá sản FTX đang trong quá trình đàm phán để bàn giao lại quyền sở hữu cho công ty mẹ của bitFlyer – sàn giao dịch crypto lớn nhất tại “đất nước mặt trời mọc” có thâm niên 10 năm hoạt động.

Nguồn tin còn cho biết, bitFlyer dự kiến sẽ mua lại 100% cổ phần cũng như tiếp quản các hoạt động của FTX Japan. Giá trị của thương vụ mua lại này ước tính lên tới hàng tỷ yên (khoảng vài chục triệu đô la Mỹ). Điều này đồng nghĩa với việc bitFlyer sẽ tiếp quản tất cả các tài khoản khách hàng, dữ liệu và công nghệ mà FTX Japan đã phát triển.

FTX Trading (hay còn gọi là FTX) đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của Luật Phá sản Liên bang Hoa Kỳ vào tháng 11/2022, cùng với khoảng 130 công ty con khác do khủng hoảng tài chính.

Nhà sáng lập Sam Bankman-Fried bị buộc tội đã đánh cắp ít nhất 8 tỷ USD từ khách hàng của FTX. Ông ta cũng bị yêu cầu tịch thu 11 tỷ USD và đang lên kế hoạch kháng cáo bản án 25 năm tù đặt lên mình. 

Tháng trước, FTX đã đề xuất một kế hoạch tái tổ chức mới, theo đó 98% chủ nợ sẽ nhận lại 118% số tiền bồi thường – bằng tiền mặt – trong vòng 60 ngày kể từ khi tòa án chấp thuận. Kế hoạch này đã khiến nhiều chủ nợ bực tức và nhận sự bất bình của các nạn nhân, bởi họ muốn nhận đền bù bằng crypto chứ không phải USD, vì trong thời gian dài chờ đợi các loại tiền mã hóa đã chứng kiến sự tăng giá rất nhiều lần so với khoản đầu tư ban đầu. 

Tính đến đầu tháng trước, FTX vẫn tự tin “dư sức” bồi thường cho các nhà đầu tư bị thiệt hại. Sau thời gian dài tái cơ cấu, đơn vị tiếp quản đã khôi phục thành công 14,5 – 16,3 tỷ USD tài sản. Gần đây, FTX còn đạt được thỏa thuận đóng thuế 885 triệu USD cho Sở thuế Mỹ. 

Đây được coi là vụ phá sản lớn nhất trong ngành tiền mã hóa từ trước đến nay. FTX Japan kể từ đó cũng đã phải tạm ngừng chức năng rút tài sản và bị cơ quan tài chính ra lệnh dừng một số hoạt động.

Việc bitFlyer mua lại FTX Japan không chỉ giúp củng cố vị thế của sàn giao dịch này trong lĩnh vực tiền mã hóa tại Nhật Bản, mà còn mang lại sự ổn định cho khách hàng của FTX Japan. Những khách hàng này sẽ được chuyển giao sang nền tảng của bitFlyer, nơi họ có thể tiếp tục các hoạt động giao dịch của mình mà không gặp phải sự gián đoạn.

Theo dữ liệu từ CoinGecko, volume 24 giờ của các sàn Nhật Bản chỉ đạt khoảng 177 triệu USD, trong đó bitFlyer chiếm gần 50% khối lượng giao dịch với 73,7 triệu đô la.

Top các sàn giao dịch ở Nhật Bản chụp vào ngày 20/06/2024. Nguồn: CoinGecko

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!



[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply