[ad_1]
Auto Market Maker (AMM) là một công cụ hỗ trợ tự động và kết nối các nhà giao dịch crypto được áp dụng cho các giao thức DeFi, đặc biệt là sàn DEX. Từ đây, rất nhiều biến thể đã được phát triển để phù hợp với nhu cầu của người dùng như CMMM, CLMM,… Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về AMM thông qua bài viết dưới đây nhé!
Auto Market Maker (AMM) là gì? Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của AMM
Auto Market Maker (AMM) là gì?
Automated Market Maker (AMM) là một công cụ hỗ trợ tự động và kết nối các nhà giao dịch crypto được áp dụng cho các giao thức DeFi, đặc biệt là sàn DEX. Với AMM, Liquidity Pool sẽ đóng vai trò quan trọng dưới dạng smart contract cho phép các trader, liquidity provider tham gia kiếm lợi nhuận bằng cách giao dịch, cung cấp thanh khoản,…
Auto Market Maker (AMM) là gì?
Cơ chế hoạt động của AMM
Cơ chế hoạt động của AMM được dựa trên việc áp dụng công thức toán học để định giá cho một tài sản thay vì dựa vào số lệnh giao dịch trên các sàn CEX. AMM được ứng dụng cho các sàn DEX với lệnh giao dịch được khớp gần như ngay lập tức nhờ một thuật toán đặc biệt sẽ tính ra mức giá cơ sở và điều chỉnh giá theo thực tế.
Cụ thể, UniSwap sử dụng công thức X * Y = k, trong đó X và Y lần lượt đại diện cho pool thứ nhất, thứ hai và k là tổng thanh khoản luôn cân bằng ở giá trị không đổi.
Cách thức hoạt động của AMM
Để một AMM được áp dụng vào DEX hoạt động ổn định thì DEX đó cần phải có một nơi thanh khoản đủ lớn và ổn định. Từ đây, Liquidity Pool – hay còn gọi là Bể thanh khoản – đóng vai trò hỗ trợ đồng thời ổn định tỷ lệ tài sản. Tiếp đến, Liquidity Pool cần có người cung cấp thanh khoản gọi là Liquidity Provider (LP) cung cấp cả hai loại coin/token một lúc vào pool để người dùng giao dịch. LP được nhận một khoản phí nhất định khi giao dịch được phát sinh và thường là 0,3%.
Coin68 sẽ lấy ví dụ khi LP cung cấp thanh khoản cho cặp USDT và ETH trên Uniswap. Giả định ban đầu LP gửi 1 ETH và 100 USDC vào pool thanh khoản trên Uniswap. Trong các AMM DEX, cặp token gửi vào pool cần phải có giá trị tương đương, điều này có nghĩa là giá của ETH là 100 USDC tại thời điểm cung cấp thanh khoản. Ngoài ra, LP sẽ phải chấp nhận Impermanent Loss (tổn thất tạm thời) khi cung cấp thanh khoản trong pool.
Hầu hết các pool thanh khoản trên AMM DEX sử dụng công thức x * y = k để hỗ trợ duy trì hằng số tương quan giữa 2 token. Ở đây thì k bằng 10.000. Tổng pool có 10 ETH và 1.000 USDC được cung cấp thanh khoản bởi các LP khác. Vì vậy, LP đã cung cấp thanh khoản có 10% “cổ phần” trong pool và tổng thanh khoản có giá trị 2.000 USD.
Giả sử giá ETH tăng lên 400 USD, các arbitrage trader (nhà giao dịch chênh lệch giá) sẽ nắm lấy cơ hội và mua ETH bằng USDC từ trong pool vì giá ETH sẽ rẻ hơn so với các sàn giao dịch khác để kiếm lợi nhuận. Từ đây, USDC được thêm vào pool và ETH bị rút ra, tỷ lệ sau khi thay đổi sẽ là 5 ETH và 2.000 USD, đảm bảo hằng số k vẫn là 10.000.
Ưu và nhược điểm của AMM
Ưu điểm
– Tính phi tập trung cao: Người dùng tham gia vào các giao thức DeFi như DEX không cần KYC mà chỉ cần kết nối ví và thực hiện giao dịch.
– Tự động giao dịch: Giá cả được xác định theo thuật toán và thực hiện tự động bởi smart contract bởi AMM. Người dùng chỉ cần nhập số lượng coin/token muốn giao dịch và xác nhận là xong.
– Tính thanh khoản cao: AMM hoạt động dựa trên pool thanh khoản và Liquidity Provider (LP) nên các AMM DEX thường khuyến khích LP cung cấp thanh khoản để nhận incentive. Từ đây, độ dày thanh khoản được tối ưu để giảm thiểu trượt giá khi người dùng giao dịch.
– Nhiều cách thức kiếm lợi nhuận: Với các AMM DEX người dùng có thể vừa giao dịch coin/token chênh lệch giá và LP có thể cung cấp thanh khoản vào pool để kiếm lợi nhuận.
Nhược điểm
– Token giả mạo: Quá trình tạo nên một pool thanh khoản trên AMM quá dễ dàng và nhanh chóng, nên sẽ có nhiều người có ý đồ xấu tạo ra các cặp token giả mạo. Các token này có thể giống token chính từ cả logo đến tên token và cách phân biệt duy nhất là dựa vào smart contract.
– Phí giao dịch cao: Uniswap là sàn AMM DEX được nhiều người sử dụng nhất trên Ethereum nổi tiếng với phí gas giao dịch đắt đỏ khi người dùng thực hiện giao dịch.
– Impermanent loss: Đây là tổn thất tạm thời xảy ra khi Liquidity Provider (LP) cung cấp thanh khoản trên các AMM DEX do sự thay đổi giá giữa cặp coin/token trong pool mà LP cung cấp thanh khoản. Khi token đang tăng giá bị lấy đi và trả lại token đang giảm giá thì những người gửi tiền ở pool thanh khoản sẽ bị lỗ đồng thời tính thanh khoản cũng bị ảnh hưởng khi người dùng giao dịch.
Các mô hình mới từ AMM
Constant Sum Market Maker (CSMM)
Constant Sum Market Maker (CSMM) là một biến thể của AMM sử dụng tổng của hai token làm cơ sở theo công thức x + y = k. Thiết kế này cho phép trader giao dịch chênh lệch giá rút hết 1 trong 2 loại token nếu giá tham chiếu off-chain giữa các token không phải là 1:1. Khi tình huống này xảy ra thì thanh khoản của 1 loại token sẽ hết và người dùng sẽ không thể giao dịch được. Vì lý do này nên CSMM là mô hình hiếm khi được AMM sử dụng.
Constant Mean Market Maker (CMMM)
Constant Mean Market Maker (CMMM) là cơ chế giới thiệu các pool thanh khoản với hơn 2 token trong một pool với công thức (x*y*z)^(⅓)=k. Cơ chế này cho phép LP có thể cung cấp thanh khoản linh hoạt với 1 hoặc nhiều token trong một pool và người dùng có thể linh hoạt giao dịch token với tính thanh khoản luôn được đảm bảo. Balancer là sàn DEX đã làm cho CMMM trở nên phổ biến bằng cách tập hợp thanh khoản của mình vào một pool thay vì nhiều pool không liên quan.
Concentrated Liquidity Market Maker (CLMM)
Concentrated Liquidity Market Maker (CLMM) là một loại thuật toán tiên tiến dùng trong các AMM DEX cho phép các nhà cung cấp thanh khoản tập trung vào các phạm vi giá cụ thể để tăng tính thanh khoản của cặp token.
Ví dụ: Cặp stablecoin USDT/USDC chỉ chạy trong khoảng từ $0.95 – $1.05 nên thanh khoản nằm ngoài vùng đó sẽ không được cung cấp thanh khoản và không tạo ra phần thưởng cho nhà cung cấp thanh khoản. Một số DEX nổi bật hiện nay đang sử dụng CLMM là Uniswap V3, Cetus Protocol, Orca,…
Tổng kết
Auto Market Maker (AMM) là một công cụ hỗ trợ tự động và kết nối các nhà giao dịch crypto được áp dụng cho các giao thức DeFi, đặc biệt là sàn DEX. Từ đây, rất nhiều biến thể đã được phát triển để phù hợp với nhu cầu của người dùng như CMMM, CLMM,…
Thông qua bài viết này chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cơ bản về khái niệm và cơ chế hoạt động của AMM.
Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này!
[ad_2]
Source link
Comments (No)