Solana Layer-2 Sonic huy động 12 triệu đô với định giá 100 triệu USD

[ad_1]

Sonic, mạng Layer-2 trên Solana (SOL) tập trung vào GameFi, đã huy động được 12 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A do Bitkraft Ventures dẫn đầu.

Solana Layer-2 Sonic huy động 12 triệu đô với định giá 100 triệu USD

Vòng gọi vốn Series A còn có sự tham gia của Galaxy Interactive, Big Brain Holdings, Sanctor Capital, Mirana Ventures, Sky9 Capital OKX Ventures.

Chris Zhu, nhà sáng lập kiêm CEO của Sonic cho biết, vòng huy động được cấu trúc dưới dạng vốn chủ sở hữu với quyền mua token, đưa định giá FDV của Sonic lên 100 triệu USD. Ngoài ra, như một phần của thỏa thuận, Bitkraft Ventures đã tham gia vào hội đồng quản trị của Sonic.

Vòng Series A đã nâng tổng số tiền tài trợ của Sonic lên 16 triệu USD, trước đó dự án đã huy động được 4 triệu USD trong vòng gọi vốn Seed vào năm 2022.

Khoản tài trợ mới nhất sẽ được dùng để hỗ trợ Sonic mở rộng đội ngũ 20 nhân sự hiện tại, tập trung vào bộ phận quan hệ phát triển, game, và đội ngũ marketing.

Bên cạnh đó, số tiền cũng được sử dụng cho các chương trình tăng tốc để tài trợ cho các nhà phát triển game xây dựng nền tảng của mình. Quy mô của chương trình tăng tốc là 20 triệu USD dưới dạng tổng hợp nhiều loại token, stablecoin hoặc tiền mặt.

Theo giới thiệu của dự án, Sonic là một mạng Layer-2 của Solana tập trung vào GameFi đang được phát triển bởi Mirror World Labs (MWL), pháp nhân sở hữu Sonic. MWL đã xây dựng một công nghệ độc quyền có tên HyperGrid Framework, cho phép mở rộng theo chiều ngang (Horizontal scaling) thông qua rollup trên Solana, và Sonic đang được xây dựng dựa trên công nghệ đó.

Sonic được hỗ trợ bởi Solana Virtual Machine (SVM) với chi phí thấp, qua đó các nhà phát triển có thể triển khai các dApps một cách liền mạch từ các Ethereum Virtual Machine (EVM) chain sang Solana thông qua HyperGrid.

Theo chia sẻ của Chris Zhu trong bài phỏng vấn độc quyền với The Block, Sonic ban đầu xuất phát là một trò chơi di động, dự án sau đó nhận ra rằng có sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng dành cho game. Ví dụ, các ứng dụng game gặp khó khăn về quyền riêng tư, xử lý tức thời, chuyển giao tài sản…trên layer-1 Solana dùng chung, chúng không được thiết kế riêng cho từng ứng dụng cụ thể. 

Do đó, Layer-2 là công cụ cuối cùng của Sonic để tăng cường áp dụng game trên Solana. Trò chơi Sonic vẫn còn hoạt động, tuy nhiên chúng được chuyển mục đích sử dụng thành ứng dụng thử nghiệm cho công tác kiểm tra kỹ thuật. 

Zhu xác định đối thủ cạnh tranh gần nhất của Sonic là Eclipse, mặc dù dự án đó đang xây dựng một SVM Layer-2 trên Ethereum. Ronin Chain và Redstone Network cũng có thể được coi là đối thủ của Sonic.

Sonic hiện đang triển khai devnet. Chương trình incentivized testnet có tên “Odyssey” dự kiến ​​ra mắt vào cuối tuần này, cho phép người dùng gửi giao dịch, chơi game và kiếm “rings” – giống như điểm thưởng points, sẽ không được trực tiếp chuyển đổi thành token của Sonic, nhưng những người tham gia có nhiều đóng góp dựa trên “rings” sẽ được thưởng khi mainnet của Sonic và token riêng sẽ ​​ra mắt vào Q3/2024.

Coin68 tổng hợp

Có thể bạn quan tâm:

Tham gia thảo luận về những vấn đề NÓNG HỔI nhất của thị trường DeFi tại nhóm chat Fomo Sapiens cùng các admin Coin68 nhé!!!



[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply