Liquid Restaking là gì? Top 5 dự án LRT hàng đầu hiện nay

[ad_1]

Liquid Restaking có thể nói là một trong những mảng tiên phong trong việc tăng khả năng ứng dụng cũng như tạo thêm các nguồn kiếm lợi nhuận cho cộng đồng, không chỉ mang lại giải pháp cho người dùng mà còn tối ưu hóa dòng vốn của họ. Vậy Liquid Restaking là gì và những dự án LRT nào đang đi đầu trong mảng này? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.


Liquid Restaking là gì? Top 5 dự án LRT hàng đầu hiện nay

Liquid Restaking là gì?

Liquid Restaking là cơ chế để người dùng có thể Restake lượng tài sản nhận được sau khi đã stake ETH ở các nền tảng như Lido, Stader, Rocket Pool, Jito, Mantle,...

Cách hoạt động của Liquid Restaking có thể hiểu một cách đơn giản đó chính việc người dùng sẽ stake lại những tài sản nhận được sau khi stake ETH ở các nền tảng Liquid Restaking (stETH, wstETH, ezETH, rsETH, pufETH,…), để nhận lại token chứng nhận khóa tài sản, thường được gọi với cái tên Liquid Restaking Token (LRT).

Dự án restaking sau đó sẽ sử dụng lượng tài sản này để cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh cho những bên khác, dựa trên lượng tài sản gốc trên Ethereum.

Ở phương diện của người dùng, việc tham gia LRT ở các nền tảng ngoài việc tối ưu nguồn vốn, chúng còn mang đến một số các lợi ích khác như yield và point, từ đó, mang đến cơ hội nhận airdrop trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Top 5 dự án Liquid Restaking nổi bật trên thị trường

Top các dự án Liquid Restaking hàng đầu hiện nay. Nguồn: DefiLlama (26/04/2024)

ether.fi

ether.fi là giao thức Liquid Restaking hàng đầu trên mạng Ethereum, mục đích của giao thức này đó chính là cung cấp thanh khoản cho các LST của người dùng. Những điểm nổi bật của ether.fi đang mang đến cho người dùng đó chính là việc trao quyền cho chính họ trong việc tự quản lý các tài sản. 

  • Người dùng sẽ tự tạo và giữ khoá ETH của chính họ trong khi vẫn có thể uỷ quyền staking cho các node operator.

  • Cơ chế của ether.fi sẽ mint một NFT đại diện cho mỗi validator, các token phái sinh Liquid Staking Derivative eETH sẽ được mint từ pool thanh khoản của các NFT này.

  • Vì tương ứng cho mỗi validator nên mỗi NFT sẽ kiểm soát 32 ETH, đồng thời đóng vai trò như một kho lưu trữ các dữ liệu như: Vị thế, nhà vận hành node, client và bất kỳ dịch vụ nào khác.

Tính đến thời điểm viết bài, ether.fi đang có lượng TVL cao nhất (3,91 tỷ USD) trong số các dự án Liquid Restaking có mặt trên thị trường. Với ether.fi, người dùng sẽ nhận được mức APR là 3.1%, tính từ thời điểm vừa ra mắt, người dùng đã nhận được hơn 1,175 tỷ EigenLayer Point và 652,5 tỷ ether.fi Loyalty Point.

Renzo

Renzo sẽ đóng vai trò như một giao diện cho EigenLayer bằng cách nâng cao bảo mật của các dịch vụ xác thực, bên cạnh đó, nó còn mang đến một mức lợi nhuận cao hơn so với phương thức staking ETH đơn thuần. Với mỗi một LST mà người dùng gửi vào Renzo thì giao thức sẽ trả về một lượng ezETH tương ứng.

Ở thời điểm hiện tại, lượng TVL của Renzo đạt hơn 3,3 tỷ USD với hơn 854 triệu EigenLayer Points và hơn 1,3 tỷ Renzo ezPoints. Mức APR mà Renzo đang cung cấp cho người dùng là 1,39% và giao thức này đang đứng vị thế thứ 2 nếu xếp theo bảng xếp hạng về lượng TVL. 

Và sau ether.fi, Renzo (REZ) sẽ là dự án Liquid Restaking thứ 2 được ra mắt trên Binance Launchpool, nền tảng phát hành token của sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới Binance. Tuy nhiên, về phần thông báo liên quan đến tỷ lệ phân bổ của token REZ trong đợt TGE sắp đến đã gây ra nhiều dư luận trái chiều. Cụ thể, tỷ lệ allocation dành cho các nhà đầu tư và dự án là quá cao và không hợp lý. Thậm chí, bài đăng trên X của dự án cũng bị nhiều người dùng chỉ ra rằng đội ngũ đang cố tình cung cấp một hình ảnh minh hoạ sai so với tỷ lệ đã công bố trước đó. 

Bên cạnh đó, về lịch trình phân bổ, những người farm Binance Launchpool sẽ nhận và giao dịch token ngày 30/04 nhưng người dùng nhận airdrop dựa trên ezPoints lại được claim token ngày 02/05. Điều này khiến nhiều người quan ngại về tính công bằng của dự án khi những người ủng hộ dự án từ sớm lại không nhận được ưu đãi như những người farm gần đây. Hậu quả, giá ezETH (token khoá của Renzo) vào sáng ngày 24/04 đã có lúc chạm mốc 700 USD, thể hiện rõ những quan ngại của người dùng liên quan đến tính công bằng của dự án.

Renzo sau đó đã buộc phải chỉnh sửa tokenomics nhằm xoa dịu cộng đồng.

Puffer Finance

Puffer Finance là giao thức Liquid Restaking sử dụng anti slashing (cơ chế chống hình phạt dành cho các validator) và secure signer nhằm phòng trừ những tác động tiêu cực lên toàn bộ giao thức. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của Puffer sẽ luôn ràng buộc các Node Operator phải hoàn thành các nhiệm vụ của họn thông qua việc khoá ETH của họ.

Hiện tại, lượng TVL tổng của Puffer Finance đã đạt 1,3 tỷ USD, xếp thứ 3 trong danh sách các dự án Liquid Restaking sau ether.fi và Renzo.

Vào tháng 02/2024, sau gần 1 tháng triển khai mainnet, token Liquid Restaking của Puffer Finance là pufETH đã bất ngờ depeg 5-10% về mức khoảng 0.9 ETH. Tại thời điểm đó, các thông số từ Beacon cho thấy, chuỗi hàng đợi để nạp ETH đang là 2 ngày nhưng chuỗi hàng rút chỉ kéo dài 1 phút. Từ đó, cho thấy nhu cầu exit ra khỏi nền tảng từ người dùng là không cao và nó cũng chỉ ra rằng không hề có áp lực rút đối với Puffer Finance. Lý do chính khiến việc này diễn ra rất có thể đến từ việc thanh khoản của pufETH ở giai đoạn đầu còn mỏng và chưa kịp ổn định so với nhu cầu của người dùng.

Kelp DAO

Kelp DAO là giao thức đứng sau rsETH, Liquid Restaked Token (LRT) được thiết kế nhằm cung cấp tính thanh khoản cho các loại tài sản được gửi vào EigenLayer và giải quyết các rủi ro liên quan đến hoạt động Restaking. 

Hiện tại, lượng TVL của Kelp DAO đã đạt 769 triệu USD, hiện đang xếp thứ tư sau ba cái tên trên. Ngày 29/02/2024, Kelp DAO đã mở claim point dưới dạng token KEP theo tỷ lệ 1:1. Tổng cộng đã có hơn 152 triệu KEP được airdrop dựa trên số point mà người dùng kiếm được. Với mỗi yêu cầu claim, Kelp DAO sẽ tính phí 0.5% và dự án cũng sẽ dùng số tiền này để tiếp tục khuyến khích người dùng tiếp tục Restake thông qua nền tảng.

Swell Network

Swell Network là giao thức Liquid Restaking được xây dựng trên Ethereum, người dùng sau khi stake ETH sẽ nhận lại swETH để tối ưu hoá lợi nhuận. Với swETH, người dùng có nhiều lựa chọn để gia tăng lợi nhuận như vay hoặc cho vay, cung cấp thanh khoản, bên cạnh đó, trong tương lai, người dùng hoàn toàn có thể gửi swETH vào vault của dự án để kiếm thêm lợi nhuận.

Hiện tại, xét theo tổng lượng TVL mà dự án này đang có thì nó đang xếp thứ 5 trong danh sách các nền tảng Liquid Restaking với 373 triệu USD TVL. Theo những thông tin được cung cấp bởi dự án, Swell Network sẽ ra mắt thêm Layer 2 trong tương lai trên nền của Polygon CDK. Cùng với đó là thông tin hợp tác với AltLayerEigenDA với mục đích xây dựng các quy trình cần cho một mạng lưới rollup.

Tổng kết

Bên trên là toàn bộ thông tin về Liquid Restaking và những dự án hàng đầu trong mảng này, thông qua bài viết, hy vọng Coin68 đã mang đến cho người đọc những góc nhìn tổng quan nhất về Liquid Restaking cũng như tiềm năng phát triển của các dự án thuộc mảng này trong tương lai.

Lưu ý: Coin68 không chịu trách nhiệm với bất kỳ quyết định đầu tư nào của các bạn. Chúc các bạn thành công và kiếm được thật nhiều lợi nhuận từ thị trường tiềm năng này! 

[ad_2]

Source link

Comments (No)

Leave a Reply